1. Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng mật độ xương bị giảm sút, cấu trúc xương trở nên xốp, giòn và mất dần khả năng chịu lực.
Ở người khỏe mạnh, xương liên tục được tái tạo để duy trì độ cứng chắc. Tuy nhiên, theo tuổi tác hoặc do chế độ dinh dưỡng, vận động không hợp lý, quá trình mất xương diễn ra nhanh hơn quá trình tạo xương, gây ra bệnh lý loãng xương và có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Ảnh: Mật độ xương khỏe mạnh và khi loãng xương

2. Xương giòn, dễ gãy, hậu quả nặng nề từ một cú ngã nhẹ

Khi mật độ xương giảm, xương trở nên giòn và xốp, mất khả năng chịu lực. Ở người bị loãng xương, chỉ một cú va chạm nhẹ hay một cú trượt chân thông thường cũng có thể gây ra những tổn thương xương như:

- Gãy cổ xương đùi: đây là loại tổn thương nghiêm trọng nhất ở người cao tuổi, gây mất khả năng đi lại, phải nằm một chỗ lâu dài.

- Gãy cột sống: gây đau dữ dội, gù lưng, hạn chế vận động và chèn ép các rễ thần kinh,...ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

- Gãy xương chậu, xương tay: thường gặp khi bị ngã, làm giảm khả năng tự sinh hoạt, lao động khiến người bệnh mất dần sự độc lập, phải sống phụ thuộc người khác, gây gánh nặng cho gia đình.

3. Hệ quả không chỉ là gãy xương mà là cả chuỗi biến cố sức khỏe

Gãy xương do loãng xương không chỉ đơn giản là bó bột hay nghỉ ngơi vài tuần. Đặc biệt ở người lớn tuổi, mỗi lần gãy xương có thể kéo theo:

- Việc điều trị phẫu thuật hết sức phức tạp: nhiều trường hợp cần thay khớp háng, bắt vít, nẹp xương, đóng đinh nội tủy,...tiềm ẩn nguy cơ tai biến trong quá trình gây mê và phẫu thuật, kèm theo chi phí điều trị rất tốn kém.

- Thời gian phục hồi lâu dài: Người lớn tuổi có thể mất từ vài tháng đến cả năm để hồi phục sau gãy xương. Trong thời gian này, việc nằm lâu dễ dấn đến biến chứng như viêm phổi, loét do tì đè, huyết khối tĩnh mạch sâu gây tắc nghẽn mạch,...

- Nguy cơ tử vong cao: Theo thống kê, khoảng 20-30% người cao tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 1 năm sau chấn thương, chủ yếu do biến chứng hậu phẫu hoặc suy giảm sức khỏe nghiêm trọng do biến chứng. Đó là một con số đáng báo động.

4. Ai có nguy cơ cao bị loãng xương?

- Người trên 50 tuổi, đặc biệt là nữ giới sau mãn kinh

- Người có chế độ ăn thiếu canxi, vitamin D

- Người ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ, ít sinh hoạt ngoài trời

- Người hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia

- Người có tiền sử gia đình bị loãng xương hoặc từng gãy xương không rõ nguyên nhân

5. Hãy chủ động phòng ngừa từ sớm là cách đơn giản để giữ xương chắc khỏe ngay từ hôm nay

Đừng đợi đến khi gãy xương mới nhận ra loãng xương nguy hiểm thế nào? Việc phát hiện sớm và phòng ngừa loãng xương là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe xương khớp lâu dài của bạn và người thân bằng cách:

- Tăng cường canxi và vitamin D qua thực phẩm (sữa, trứng cá, rau xanh,...) hoặc thực phẩm bổ sung bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn lành tính như: Glucosamin, sụn vi cá mập, collagen type II, cao khô rễ cây móng quỷ,bột vẹm xanh, cao vỏ cây liễu trắng, cao rễ Độc hoạt, các chế phẩm từ tảo biển đỏ,...rất tốt cho xương khớp.

Ảnh: Một số thực phẩm tốt cho xương khớp

- Duy trì vận động đều đặn đi bộ, tập yoga, thể dục nhẹ nhàng, tăng cường thời gian hoạt động ngoài trời để giúp tăng mật độ xương chắc khỏe.

- Bỏ thuốc lá, hạn chế uống nhiều rượu bia.

- Khám định kỳ, đo mật độ xương nếu có nguy cơ cao. Đặc biệt những người trên 50 tuổi hoặc có nguy cơ như mãn kinh sớm, tiền sử đã gãy xương,...

- Đừng để một cú ngã nhỏ hay cái trượt chân trở thành sự "tàn phế" trong cuộc đời bạn

Loãng xương không phải là "bệnh của tuổi già", đó là kết quả của cả một quá trình chủ quan, lơ là với sức khỏe xương khớp của mình trong nhiều năm. Hãy quan tâm đến sức khỏe xương khớp ngay từ hôm nay, để tuổi già vẫn vững vàng, tự tin và độc lập, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

* Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Dr. Bùi Thanh - BS.CKII