Những biến chứng nguy hiểm do lạm dụng thuốc giảm đau để chữa bệnh xương khớp

1. Đau nhức xương khớp căn bệnh phổ biến ở người có tuổi
Ảnh: Đau nhức xương khớp ở người có tuổi
2. Nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức xương khớp ở người già
Có nhiều nguyên nhân khiến người có tuổi thường xuyên bị đau nhức xương khớp, trong đó những yếu tố chính gồm:
a. Thoái hóa khớp
Tuổi tác là yếu tố không thể tránh khỏi dẫn đến thoái hóa tự nhiên của sụn khớp và xương dưới sụn, dịch khớp cạn kiệt. Khi sụn khớp mất đi độ đàn hồi, mòn dần theo thời gian, hai đầu xương va chạm vào nhau khi cử động sẽ gây đau, viêm và cứng khớp hạn chế đến vận động
b. Loãng xương
Theo thời gian, mật độ xương giảm dần do mất cân bằng trong quá trình tạo xương và hủy xương. Loãng xương làm xương giòn dễ gãy, gây ra cảm giác đau nhức âm ỉ ở các chi và cột sống, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.
c. Viêm khớp
Một số người cao tuổi mắc các bệnh lý như:
- Viêm khớp dạng thấp
- Gout
- Viêm khớp nhiễm khuẩn,...
Các bệnh lý này khiến các khớp bị viêm, sưng, nóng đỏ, đau buốt, làm giảm chất lượng cuộc sống, nguy cơ gây biến dạng khớp, cứng khớp có thể gây tàn phế nếu không được điều trị đúng cách.
d. Lười vận động
Người cao tuổi thường có xu hướng ít vận động, dẫn đến cơ khớp kém linh hoạt, khí huyết không lưu thông, từ đó làm tăng cảm giác đau nhức. Đặc biệt là người có tuổi không chịu hoạt động ngoài trời nên không tận dụng được nguồn vitamin D nội sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương do chuyển hóa dưới da dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời.
e. Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt
Thiếu canxi, vitamin D, omega-3 và các khoáng chất quan trọng khác ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương khớp. Đây là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi do lão hóa bộ máy tiêu hóa làm giảm hấp thu dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết trong quá trình tạo xương.
3. Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, con dao hai lưỡi làm tổn hại đến sức khỏe
Để giảm nhanh triệu chứng đau nhức xương khớp, nhiều người cao tuổi có xu hướng tự ý sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs) như: Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen,...Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không có chỉ định từ bác sĩ, sử dụng thuốc kéo dài hoặc dùng sai liều lượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Lạm dụng thuốc, đau xương chưa thấy hết lại xuất hiện thêm bệnh mới tồi tệ hơn, càng uống thuốc giảm đau càng chôn vùi cơ thể trong các biến chứng nguy hiểm.
Ảnh: Đau nhức xương khớp lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid gây nguy hiểm
a. Viêm loét dạ dày - tá tràng
Các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) chúng ức chế và phá hủy hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, nếu không biết cách dùng thuốc dẫn đến viêm loét dạ dày-tá tràng. Biểu hiện là đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, buồn nôn, ợ nóng, nặng hơn có thể xuất huyết tiêu hóa.
b Xuất huyết tiêu hóa - thủng dạ dày
Biến chứng chồng lên biến chứng tạo thành một vòng luẩn quẩn nguy hiểm, loét dạ dày do lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm, bệnh nhân có thể bị xuất huyết dạ dày, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, tụt huyết áp, đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện cấp cứu kịp thời. Không ít trường hợp đang khỏe mạnh, đột ngột chảy máu dạ dày, thủng dạ dày phải mổ cấp cứu.
c. Suy gan - thận
Gan và thận là hai cơ quan chính chuyển hóa và dào thải thuốc ra khỏi cơ thể. Việc dùng thuốc lâu dài làm tổn thương tế bào gan, suy giảm chức năng thận, thậm chí gây suy gan, suy thận mạn tính. Biểu hiện: Mệt mỏi, tiểu ít, vàng da, phù chân, tăng men gan,..dẫn đến suy gan - thận không thể hồi phục.
d. Gây loãng xương nặng hơn
Một số thuốc kháng viêm steroid như prednisolon, Dexamethason,...khi dùng lâu dài sẽ làm tăng quá trình hủy xương, giảm quá trình tạo xương mới gây loãng xương, giòn xương làm tăng nguy cơ gãy xương, xương dễ gãy chỉ với cú ngã nhẹ, thậm chí tự gãy đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh.
e. Rối loạn nội tiết
Thuốc chống viêm corticoid làm rối loạn trục nội tiết, ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tiểu đường, béo phì, mỡ máu cao, cao huyết áp ở người có tuổi làm tăng nguy cơ đột quỵ.
g. Suy tuyến thượng thận
Thuốc kháng viêm steroid khi lạm dụng dùng lâu dài, ngừng đột ngột có thể gây suy tuyến thượng thận, biểu hiện mệt mỏi, yếu cơ, mất ngủ, ăn không ngon, sụt cân, tiêu chảy, đau bụng, buông nôn, sốt, đau đầu, tụt huyết áp, tụt đường huyết, rối loạn tâm thần, rối loạn ý thức có thể lơ mơ, hôn mê.
4. Giải pháp chăm sóc xương khớp an toàn cho người cao tuổi
Thay vì phụ thuộc vào thuốc giảm đau, người cao tuổi nên chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đau nhức xương khớp một cách toàn diện:
- Tập luyện thể thao nhẹ nhàng phù hợp hàng ngày: như đi bộ, yoga, bơi lội, dưỡng sinh, tăng hoạt động ngoài trời để tăng cường tuần hoàn máu và sự linh hoạt của xương khớp, tận dụng được nguồn vitamin D nội sinh làm tăng sự chắc khỏe của xương.
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D, Omega-3 như sữa, cá, trứng, rau xanh.
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc tự nhiên an toàn lành tính như: Glucosamin, sụn vi cá mập, collagen type II, cao khô rễ cây móng quỷ, bột vẹm xanh, cao vỏ cây liễu trắng, cao rễ Độc hoạt, các chế phẩm từ tảo biển đỏ,...rất tốt cho xương khớp dưới sự tư vấn của chuyên gia y tế.
- Giữ ấm cơ thể, giữ ấm các khớp, tránh ẩm thấp khi trời lạnh: để dự phòng đau nhức xương khớp.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là các chỉ số liên quan đến xương khớp và chức năng gan, thận,...
Ảnh: Chăm sóc xương khớp thông qua vận động nhẹ nhàng và chế độ ăn hợp lý
Đau nhức xương khớp là biểu hiện tất yếu của quá trình lão hóa, nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách, người cao tuổi hoàn toàn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, tránh được đau nhức xương khớp. Hãy thận trọng với việc sử dụng thuốc giảm đau - kháng viêm, vì cái giá phải trả đôi khi là sức khỏe toàn thân, thậm chí là tính mạng khi lạm dụng thuốc. Để bảo vệ bản thân, điều quan trọng là ta có một lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn, sử dụng các thực phẩm hỗ trợ tốt cho xương khớp theo hướng dẫn của y - bác sĩ để cho xương khớp luôn khỏe mạnh.
"Đừng để đau nhức xương khớp biến thành bạo bệnh nguy hiểm đến tính mạng"
* Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Dr. Bùi Thanh - BS.CKII
Viết bình luận